Sau mỗi lần sạc đầy để đo được quãng đường mà ô tô điện đi được phải được xem qua 3 quy chuẩn chính theo nguồn thông tin hiện nay. Trong đó bao gồm EPA (United States Environmental Protection Agency) Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ; WLTP (Worldwide Light Vehicle Test Procedure) hay còn gọi là Quy trình kiểm tra đồng bộ xe hạng nhẹ toàn cầu và NEDC (New European Driving Cycle) Chu trình Lái xe Mới của Châu Âu.

Khi mua xe ô tô điện, hầu hết ai cũng đều quan tâm đến việc con xe đó sẽ đi được bao xa với mức năng lượng có hạn trong một lần sạc như vậy và điều này cũng được các nhà sản xuất tính toán dựa trên các tiêu chuẩn thử nghiệm xong công bố trong mỗi lần ra mắt xe mới. Đều là những quy chuẩn đã quen thuộc và được sử dụng từ lâu, đối với các dòng xe ô tô truyền thống được hoạt động với động cơ đốt trong thì những tiêu chuẩn trên được dùng để xác định mức khí CO2 thải hay lượng tiêu thụ nhiên nguyên liệu, hệ số ô nhiễm mà xe gây ra trong không khí. Nhưng điều này lại khác đối với dòng ô tô điện, nhà sản xuất sẽ dùng những tiêu chuẩn trên để công bố những thông tin về quãng đường hay phạm vi ô tô điện đi được hay nói cách khác chính là việc xác định lượng tiêu thụ điện của xe.
Chu trình thử nghiệm EPA
Để đo được quãng đường di chuyển của ô tô điện thì việc này được đo tại nhiệt độ phòng trong môi trường kín, với thao tác của một người lái, không hề có thêm người khác hay hàng hóa gì trên xe và được thử nghiệm khắt khe hơn hai chu trình được kể trên tại Hoa Kỳ.
Đúng với cái tên của quy trình Multi-Cycle City/ Highway Test Procedure, EPA được thử nghiệm đa chu trình đối với xe ô tô điện. Bắt đầu thử nghiệm, EPA sẽ sạc đầy pin qua đêm và cho xe chạy đến khi cạn pin, mô phỏng được thử nghiệm trong nội thành hay trên cao tốc.
Bên cạnh đó, việc đưa ra con số tính phạm vi di chuyển của xe được tính trên đơn vị dặm vậy nên để đo lường được quãng đường di chuyển bằng xe điện thì EPA đã cung cấp thêm một đơn vị đo quãng đường có tên là MPGe. Hiểu đơn giản chính là số dặm mà ô tô điện đi được với lượng điện năng tiêu thị là 33.7kWh điện.
Thử nghiệm của EPA về quãng đường di chuyển trên dòng ô tô điện trong một lần sạc
Chu trình thử nghiệm NEDC và WLTP
Trong những năm 1980, NEDC ra đời sớm hơn và được sử dụng để đo lượng quãng đường di chuyển của các loại ô tô truyền thông và sau một thời gian, NEDC cũng được áp dụng để đo lường phạm vi di chuyển của dòng ô tô điện.

Đối với WLTP đến năm 2018 cụ thể là tháng 9/2018, được giới thiệu để thay thế NEDC để thử nghiệm đánh giá mức độ tiêu thụ nhiên liệu cho dòng xe truyền thông với động cơ đốt trong hay cả xe điện và các dòng xe lai điện. Đều được sử dụng với tối đa tốc độ của phương tiện lớn hơn tiêu chuẩn EPA nhưng NEDC và WLTP lại có phần khác nhau:
WLTP | NEDC |
Bộ chu trình gồm 4 giai đoạn từ thấp đến cao | Bộ chu trình chỉ có 1 giai đoạn duy nhất |
Chạy mô phỏng trong điều kiện dừng liên tục | Trong thời gian 30 phút xe sẽ được chạy trên trục lăn với tổng quãng đường 23km và chạy với vận tốc trung bình là 76.6km/h ngoài ra còn có vận tốc thấp nhất là 56.5km/h hay vận tốc tối đa là 131.3km/h |
Môi trường thử nghiệm trong nhiệt độ dao động 20-30 độ C | Môi trường thử nghiệm cố định ở mức nhiệt độ 23 độ C |
Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thực tế như sử dụng đèn, bật/tắt điều hòa… | Mô phỏng tình trạng giao thông trong nội thành và trên cao tốc và có tính các yếu tố thực tế khi lái xe |
So với NEDC, WLTP được thử nghiệm qua nhiều giai đoạn hơn và còn được mô phỏng trong các điều kiện giao thông thực tế. Đó cũng là lí do tại sao quy chuẩn này thường được các hãng xe tin dùng hơn so với chuẩn NEDC.
Quy chuẩn đo lường chính xác nất với phạm vi di chuyển của ô tô điện là gì?
Vì lí do ra đời lâu và đã có phần lỗi thời nên NEDC không được sự ưa chuộng của các hãng xe vì đo bằng quy chuẩn này sẽ đem lại số liệu ít chính xác so với điều kiện thực tế của dòng ô tô điện.
Thay vào đó cả WLPT và EPA đều là những quy chuẩn đưa ra được những con số xác định quãng đường ô tô điện chạy gần với thực tế nhất, tuy nhiên trên thực tế qua các bài thử nghiệm thì WLPT lại có đôi phần hơn so với EPA bởi việc WLTP thử nghiệm tập trung trên các thị trường châu Âu còn EPA lại chỉ hướng đến điều kiện lái xe ở Mỹ. Bên cạnh đó nhiệt độ trong môi trường tối ưu nhất mà WLPT sử dụng luôn duy trì ở mứ 23 độ C và hiệu quả tiêu thụ năng lượng pin xe phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến quãng đường mà ô tô điện chạy được. Việc chạy xe bên ngoài thực tế được các chuyên gia đánh giá còn phải dựa trên nhiều những yếu tố khác như những điều kiện tự nhiên như gió hay thời tiết, việc sử dungj các thiết bị trong xe khi đang sử dụng hay thậm chí là cả tình trạng giao thông…Vậy nên, đánh giá được quãng đường mà xe ô tô điện chạy được trong một lần sạc pin qua đêm thì đây chỉ là một con số để người dùng tham khảo.
Nguồn tin: otodien.vn
Mang xe điện đến gần người Việt Nam